Sữa hạt nên uống vào lúc nào là hợp lý nhất? Buổi sáng uống tốt hay buổi trưa? Việc uống sữa hạt vào buổi sáng được rất nhiều người áp dụng bởi tiết kiệm thời gian mà vẫn no bụng. Tuy nhiên liệu rằng uống sữa hạt thay bữa sáng có tốt không, hãy cùng Rapido tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Phân loại sữa hạt
Sữa hạt được chia thành 2 nhóm theo thành phần dinh dưỡng của loại hạt.
- Sữa hạt giàu chất béo, protein: Hạnh nhân, óc chó, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…
- Sữa hạt ngũ cốc: Ngũ cốc, yến mạch, khoai lang, bắp, gạo lứt,…
Bạn nên ngâm hạt trước khi chế biến để giảm tối đa các thành phần có hại, tăng hương vị và tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho sữa hạt.
Lợi ích của sữa hạt đối với cơ thể
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong sữa hạt có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chất xơ, chất đạm, chất béo, canxi, sắt,… đáp ứng 30 – 40% nhu cầu thiết yếu của cơ thể trong một ngày. Các dưỡng chất có tác dụng tăng sức đề kháng giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và khỏe khoắn.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các chất như vitamin E, axit béo, omega 3, chất xơ, chất béo không bão hòa có trong sữa hạt giúp làm giảm lượng cholesterol, cải thiện sức khỏe mạch máu và ngăn ngừa các bệnh về tim. Tuy nhiên, chỉ nên uống khoảng 500 ml/ngày để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Giúp cho đôi mắt khỏe mạnh
Những chất chống oxy hóa mạnh như lutein và zeaxanthin trong sữa hạt giúp cải thiện thị lực, bảo vệ đôi mắt không bị tổn thương do căng thẳng. Ngoài ra uống sữa hạt mỗi ngày sẽ giúp đôi mắt khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về mắt như mất thị lực.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Với hàm lượng đường huyết thấp trong các loại hạt giúp làm giảm tối thiểu lượng đường trong máu phù hợp với những người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, uống sữa hạt giúp no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn, nhờ đó dễ dàng kiểm soát được đường huyết.
Duy trì làn da khỏe mạnh
Sữa hạt chứa nhiều đồng giúp sản xuất các chất collagen và elastin có tác dụng trong việc chống lão hóa cho da. Đồng thời, các thành phần tự nhiên trong sữa hạt có tác dụng trong việc thải độc tố, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và duy trì làn da hồng hào, sáng mịn.
Dễ tiêu hoá
Đối với nhiều người mắc chứng không dung nạp lactose thì sữa hạt là một lựa chọn hoàn hảo. Sữa hạt sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng mà không gây ra các tình trạng như dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
Sữa hạt chứa ít năng lượng
Sữa hạt chứa calo ít hơn sữa động vật, vì vậy đây là một lựa chọn cực kỳ phù hợp cho những đối tượng ăn kiêng. Sữa hạt giúp no lâu nhưng không gây béo giúp có thể kiểm soát được cân nặng. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp sữa hạt với chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất.
Uống sữa hạt thay bữa sáng có tốt không?
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng uống sữa hạt thay cho bữa sáng là không tốt cho sức khỏe. Lượng đường huyết tăng lên sau khi uống sữa tạo cảm giác no nhanh nhưng thực tế dạ dày không có gì. Vì vậy, bạn nên kết hợp uống sữa hạt và ăn sáng với mì, nui, súp hay cháo để cung cấp đủ chất cho cơ thể.
>>>> 05 công thức sữa hạt giảm cân bạn nên biết
Nên uống sữa hạt vào khi nào?
Sau đây là những thời điểm vàng trong ngày bạn nên uống sữa hạt:
- Sau bữa ăn sáng: Để có một bữa sáng đầy đủ chất mà không tốn quá nhiều thời gian, bạn có thể uống một ly sữa hạt sau ăn sáng. Việc này vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên hiệu quả hơn.
- Sau khi vận động, tập thể dục: Uống sữa hạt sau khi tập thể dục sẽ giúp bù nước cho cơ thể. Ngoài ra, sữa hạt còn chứa một số thành phần giúp xương chắc khỏe, tăng cường cơ bắp và giảm mỡ hiệu quả.
- Trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng: Một số hợp chất có trong sữa hạt như tryptophan, serotonin và melatonin sẽ giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gây tăng cân, bạn không nên uống sữa ngay trước khi ngủ mà nên uống trước khoảng 2 giờ đồng hồ.
Những lưu ý khi uống sữa hạt
- Với thành phần thực vật nguyên chất nên sữa hạt không chứa vitamin B12. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ dùng thêm sữa động vật để tránh tình trạng thiếu sắt, thiếu máu và hạn chế bệnh còi xương, suy dinh dưỡng,…
- Sữa hạt có nhiều đạm nhưng thiếu một số axit amin cần thiết cho cơ thể gây ra tình trạng không thể tổng hợp protein làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Trước khi chế biến sữa hạt, bạn nên ngâm hạt để loại bỏ thành phần gây hại và kiểm tra hạt đó có gây dị ứng hay không để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho người sử dụng.
- Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc cho trẻ uống sữa hạt thay cho các loại sữa khác như sữa tươi, sữa bột, sữa pha sẵn,…
- Sữa hạt là loại thức uống phù hợp với những đối tượng ăn chay, ăn kiêng hoặc có vấn đề với sữa động vật. Tuy nhiên, sữa hạt không có tác dụng trong việc chữa bệnh hay điều trị.
Những người không nên uống sữa hạt
Mặc dù sữa hạt rất giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên uống sữa hạt. Việc uống sữa hạt có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe ở một số đối tượng:
- Người có vấn đề về dạ dày và đường ruột: Sữa hạt có thể làm trầm trọng thêm vấn đề dạ dày và đường ruột như khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Người bị bệnh gout: Trong sữa hạt có chứa purine, đây là chất có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, từ đó làm các biểu hiện của bệnh gout như sưng tấy, đau nhức khớp,… nặng nề hơn.
- Người mới phẫu thuật: Hệ tiêu hóa của người mới phẫu thuật thường nhạy cảm nên cũng không thích hợp uống sữa hạt.
- Người đang dùng thuốc kháng sinh: Các thành phần trong sữa hạt có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh và làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Người thiếu máu, cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng và trẻ em dưới 1 tuổi: Những đối tượng này cũng không nên uống sữa hạt, thay vào đó nên đa dạng chế độ ăn và tăng cường bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn.